Các cầu thủ ngày một giàu hơn nhờ các khoản lót tay kếch xù. Thậm chí, họ sẵn sàng xuống giải hạng Nhất thi đấu. Tuy nhiên, điều đó lại khiến cho bóng đá Việt Nam ngày càng thụt lùi.
Mặt trái của phí lót tay
Cách đây vài ngày, Hoàng Đức đã chia tay CLB Thể Công Viettel trước thời hạn. Bến đỗ mới của tiền vệ này là CLB Ninh Bình ở giải hạng Nhất. Điều gì khiến Hoàng Đức chấp nhận xuống hạng dưới thi đấu? Câu trả lời nhiều người có thể đoán được, nó nằm ở chữ tiền bạc.
Hoàng Đức bất ngờ xuống giải hạng Nhất thi đấu khi ở đỉnh cao sự nghiệp (Ảnh: Mạnh Quân).
Theo nhiều nguồn tin, Hoàng Đức sẽ nhận mức lót tay cao nhất lịch sử bóng đá Việt Nam. Chưa có con số cụ thể nhưng nó rơi vào khoảng 8-10 tỷ đồng mỗi năm. Như vậy, khi hoàn tất hợp đồng ba năm, tiền vệ sinh năm 1998 đút túi gần 30 tỷ đồng (chưa kể lương thưởng).
Rõ ràng, đó là khoản tiền quá lớn đủ để bất kỳ ai suy nghĩ. Điều đáng nói, câu chuyện của Hoàng Đức lại là vấn đề chung của bóng đá Việt Nam hiện tại.
Văn Lâm cũng chia tay V-League để đổi lấy khoản phí lót tay lên tới 27,4 tỷ đồng trong 4 năm ở CLB hạng Nhất Trẻ TPHCM.
Công Phượng sau khi thất sủng ở Nhật Bản cũng sẵn sàng hét giá lót tay lên tới 8 tỷ đồng mỗi năm (sau hạ xuống còn 18 tỷ đồng/3 năm) để xuống thi đấu cho Trường Tươi Bình Phước, thay vì tìm lại chính mình ở V-League.
Phí lót tay là vấn đề nhạy cảm nhưng lại là đặc thù của bóng đá Việt Nam. Thông thường, các CLB sẽ phải trả phí chuyển nhượng cho đối tác, kèm theo một khoản phí lót tay không quá lớn cho cầu thủ (hoặc có thể không trả). Nhưng tại Việt Nam, các CLB lại sẵn sàng đợi cầu thủ hết hợp đồng, rồi trả khoản phí lót tay kếch xù cho các cầu thủ. CLB chủ quản lại thường thua thiệt khi không nhận được khoản tiền để tái đầu tư.
Điều này dẫn tới nhiều hệ lụy khôn lường. Nhiều cầu thủ bỗng giàu lên một cách chóng mặt và không còn động lực để phát triển sự nghiệp ở môi trường đỉnh cao hơn ở nước ngoài. “Vòng đời” của cầu thủ Việt Nam thường không dài. Do đó, họ sẵn sàng chọn cách kiếm tối đa thu nhập, thay vì vươn tới đỉnh cao sự nghiệp.
Văn Lâm cũng xuống giải hạng Nhất thi đấu (Ảnh: VFF).
Bên cạnh đó, các CLB Việt Nam không có nguồn vốn cần thiết để tăng cường lực lượng, thay vào đó, họ phải dựa quá nhiều vào doanh nghiệp và rất khó tự chủ.
Đây là guồng quay cho thấy nghịch lý của bóng đá Việt Nam so với bóng đá thế giới. Điều đáng buồn, nó vẫn tồn tại trong nhiều năm qua, như luật bất thành văn.
Bóng đá Việt Nam ngày càng thụt lùi
Hoàng Đức năm nay mới 26 tuổi và vừa giành hai Quả bóng vàng Việt Nam. Tiền vệ này vẫn đang ở đỉnh cao sự nghiệp và cần hướng tới bến đỗ tốt hơn (ít nhất là các CLB hàng đầu giải quốc nội, đủ sức cạnh tranh ở cúp châu Á) nhưng anh lại chọn xuống thi đấu ở giải hạng Nhất.
Điều tương tự xảy ra với Văn Lâm, người rất cần cạnh tranh vị trí số một trong khung gỗ đội tuyển Việt Nam, và Công Phượng, người cần phải chứng minh tài năng để trở lại đội tuyển Việt Nam.
Họ sẽ thu hoạch gì khi xuống thi đấu ở giải hạng Nhất. Đó rõ ràng là môi trường ít cạnh tranh hơn V-League, chứ không nói gì tới nước ngoài. Môi trường ấy rõ ràng quá nhỏ bé so với tài năng của Hoàng Đức, Văn Lâm hay Công Phượng. Đó chỉ nên là nơi để các cầu thủ trẻ cọ xát, tích lũy kinh nghiệm, chứ không dành cho lính chiến.
Khi nhiều ngôi sao xuống giải hạng nhất thi đấu, bóng đá Việt Nam sẽ có bước lùi thực sự (Ảnh: Mạnh Quân).
Khi những ngôi sao hàng đầu Việt Nam tự chọn bước lùi trong sự nghiệp, nó dẫn tới hệ lụy rằng bóng đá Việt Nam ngày càng thụt lùi. Đó là bi kịch mà bóng đá Trung Quốc phải chứng kiến trong những năm qua.
Càng ngày, những cầu thủ Trung Quốc càng “lười” ra nước ngoài thi đấu. Lý do bởi họ có thu nhập “ông hoàng” ở giải quốc nội. Chính vì lý do đó, nhiều cầu thủ không dám mạo hiểm đánh đổi sự nghiệp với hy vọng tạo nên bước đột phá. Và cứ thế, bóng đá Trung Quốc đang lụi tàn trong vòng luẩn quẩn không lối thoát.
Hãy thử nhìn sang Indonesia. Dù họ nhập tịch rất nhiều ngôi sao đang thi đấu ở châu Âu nhưng những ngôi sao tiềm năng như Shayne Pattynama, Marselino Ferdinan hay trước đó là Witan Sulaeman, Egy Maulana Vikri, Asnawi Mangkualam… đều chọn ra nước ngoài thi đấu và tìm cách bám trụ.
Hay Thái Lan vẫn đang duy trì rất tốt trào lưu sang Nhật Bản thi đấu và gặt hái được thành công. Sau thế hệ của Chanathip Songkrasin, Theerathon Bunmathan, Teerasil Dangda… họ có thế hệ tiếp bước với Suphanat Mueanta, Ekanit Panya, Supachok Sarachat hay Sarach Yooyen.
Nói vậy để thấy, bóng đá là một dòng chảy. Chúng ta không được phép nghỉ ngơi một chút nào trong dòng chảy đó. Bằng không, khi ngoảnh lại, tất cả đã quá muộn…
“90 phút bóng đá tivi” là một chương trình hoặc nền tảng truyền hình thường cung cấp thông tin, phân tích, và bình luận về các trận đấu bóng đá trong 90 phút thi đấu. Dưới đây là một số điểm nổi bật về chương trình này:
1. Nội Dung Chương Trình
Trực Tiếp Trận Đấu: Phát sóng trực tiếp các trận đấu bóng đá từ các giải đấu lớn.
Phân Tích Chuyên Sâu: Cung cấp các bản phân tích chiến thuật, phong độ đội bóng và cầu thủ.
2. Tin Tức Bóng Đá
Cập nhật tin tức nóng hổi về các đội bóng, cầu thủ, và các sự kiện trong làng bóng đá.
chương trình “90 phút bóng đá tivi” thường phát sóng các giải đấu quốc tế lớn, bao gồm:
1. World Cup
Giải vô địch bóng đá thế giới diễn ra 4 năm một lần, thu hút sự chú ý toàn cầu.
2. UEFA Champions League
Giải đấu hàng đầu châu Âu dành cho các câu lạc bộ, diễn ra hàng năm.
3. UEFA Euro
Giải vô địch bóng đá châu Âu, diễn ra 4 năm một lần.
4. Copa America
Giải vô địch bóng đá Nam Mỹ, diễn ra 4 năm một lần.
5. Giải Đấu Khác
Cũng có thể bao gồm các giải đấu như CONCACAF Gold Cup, AFC Asian Cup và các trận giao hữu quốc tế.